BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG DĂM GỖ TUẦN 38
(16/09 – 22/09/2024)
Dưới ảnh hưởng của diễn biến thời tiết thất thường và những thay đổi trong hoạt động sản xuất, thị trường dăm gỗ tuần 38 (16/09 – 20/09/2024) ghi nhận nhiều biến động về giá cả và khối lượng xuất khẩu. Các cảng trọng điểm trên toàn quốc như Cái Lân, Nghi Sơn, Chân Mây, và Phú Mỹ đều có những điều chỉnh về giá thu mua, phản ánh sự phức tạp của nguồn cung và nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, xuất khẩu dăm gỗ vẫn duy trì mức cao với tổng cộng 656 nghìn tấn, tăng đáng kể so với tuần trước. Những biến động này được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xu hướng giá cả và khối lượng xuất khẩu trong tuần tới, đặc biệt khi yếu tố thời tiết và nhu cầu quốc tế đóng vai trò quan trọng.
I. TỔNG HỢP GIÁ DAO ĐỘNG TRONG TUẦN TẠI CÁC CẢNG
Cảng Cái Lân
Giá thu mua giảm 470 nghìn đồng/tấn xuống mức 2.45 – 2.55 triệu đồng/tấn với đường thuỷ và ở mức 2.5 – 2.6 triệu đồng/tấn với đường bộ.
Cảng Nghi Sơn
Giá thu mua ở mức 2.95 triệu đồng/tấn, lượng hàng về cảng giảm do ảnh hưởng của mưa.
Cảng Chân Mây
Tại cảng Chân Mây, giá giá thu mua ở mức 3.0 – 3.1 triệu đồng/tấn
Cảng Phú Mỹ
Lượng tồn tại các cảng thấp. Giá thu mua dăm về cảng Bà Rịa Vũng Tàu ở mức 2.98 – 3.08 triệu đồng/tấn. Các đơn vị lên kế hoạch giảm giá thu mua dăm 20 – 50 nghìn đồng/tấn trong tuần tới xuống mức 2.93 – 3.03 triệu đồng/tấn sau khi xuất hàng xong.
II. TỔNG HỢP GIÁ DĂM GỖ XUẤT KHẨU TRONG TUẦN 38
Giá xuất khẩu dăm gỗ chưa có biến động mới trong tháng 9, tuy nhiên giá chào tháng 10 và tháng 11 có thể giảm nhẹ. Giá FOB dăm gỗ xuất khẩu Trung Quốc ở mức 139 – 143 USD/tấn.
Giá FOB dăm xuất khẩu Nhật Bản ở mức 141 – 144 USD/tấn.
III. TỔNG HỢP LƯỢNG DĂM XUẤT MIỀN BẮC & LƯỢNG DĂM TỒN TẠI CẢNG
Tuần này lượng dăm xuất khẩu đạt 656 nghìn tấn, tăng 47 nghìn tấn so với tuần trước.
Tại các cảng miền Bắc có 6 tàu xuất khẩu 240 nghìn tấn. Lượng dăm xuất khẩu miền Trung tuần này giảm xuống 11 tàu với khoảng 366 nghìn tấn. Khu vực miền Nam có 1 tàu rời cảng với khoảng 50 nghìn tấn. Tổng đã có 18 tàu đã rời cảng tại Việt Nam trong tuần 38/2024.IV.
THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀU DĂM GỖ
Từ đầu tháng 9/2024 đến ngày 20/09, có tổng cộng 77 tàu dăm gỗ có lịch cập cảng tại Việt Nam với tổng lượng dăm gỗ xuất khẩu dự kiến khoảng 2,815 nghìn tấn. Tuần này lượng dăm xuất khẩu đạt khoảng 656 nghìn tấn, tăng 47 nghìn tấn so với tuần trước.
Tại các cảng miền Bắc tăng lên 6 tàu xuất khẩu 240 nghìn tấn. Lượng dăm xuất khẩu cảng miền Trung tuần này giảm xuống 14 tàu với khoảng 366 nghìn tấn. Khu vực miền Nam có 1 tàu rời cảng với khoảng 50 nghìn tấn. Tổng đã có 18 tàu đã rời cảng tại Việt Nam trong tuần 38/2024.
XU HƯỚNG TUẦN TỚI
Đến 24h00 ngày 20/09, số lượng tàu đang lấy hàng là 12 tàu với lượng khoảng 468 nghìn tấn, số tàu chuẩn bị cập cảng vào trong thời gian tới là 13 tàu với lượng 458 nghìn tấn do đó tổng lượng dăm cần lấy khoảng 926 nghìn tấn. Lượng xuất khẩu dăm gỗ tuần 39/2024 dự kiến tăng so với tuần 38/2024.
Tại cảng Cái Lân có 3 tàu xuất khẩu 125 nghìn tấn.
Tại cảng Nghi Sơn có 3 tàu xuất khẩu 115 nghìn tấn.
Tại cảng Chân Mây tăng lên 2 tàu xuất khẩu 78 nghìn tấn.
Tại cảng SP-SPA có 1 tàu xuất khẩu 50 nghìn tấn.
IV. NHẬN XÉT CHUNG VÀ XU HƯỚNG TUẦN TỚI
Giá thu mua dăm diễn biến trái chiều tại miền Bắc, khu vực miền Trung và miền Nam đi ngang. Tại Cái Lân, các đơn vị thương mại giảm mạnh giá thu mua do lượng keo đổ do bão khiến nguồn cùng về nhà máy tăng trong khi khu vực cảng nhiều băng tải hỏng ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng lên tàu, giá thu mua giảm 470 nghìn đồng/tấn xuống mức 2.45 – 2.55 triệu đồng/tấn với đường thuỷ và ở mức 2.5 – 2.6 triệu đồng/tấn với đường bộ. Tại Nghi Sơn, lượng hàng về cảng giảm do thời tiết mưa, giá thu mua dăm ở mức 2.95 triệu đồng/tấn.
V. XU HƯỚNG TUẦN TỚI
Giá gỗ nguyên liệu tại miền Bắc dự kiến tiếp tục giảm trong tuần tới do cây gãy đổ nhiều buộc người dân phải khai thác và bán sớm trong khi nhiều đơn vị thương mại xuất khẩu vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả của bão số 3. Tại miền Trung, giá gỗ keo băm dăm có xu hướng tăng do thời tiết mưa tại nhiều khu vực gây ảnh hưởng việc khai thác. Tại miền Nam, thời tiết mưa tuy nhiên các đơn vị thương mại và sản xuất dăm gỗ đã lên kế hoạch giảm giá thu mua gỗ keo băm dăm 30 nghìn đồng/tấn, gỗ cao su có thể tăng nhẹ do nhu cầu cao.
Giá dăm tại các cảng miền Bắc có thể tiếp tục giảm do nguồn cung gỗ gãy đổ về các nhà máy nhiều. Đặc biệt như các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang. Các đơn vị thương mại xuất khẩu và nhà máy nội địa đều có kế hoạch giảm giá trong tuần tới. Tại miền Trung, giá có xu hướng tăng nhẹ khi thời tiết mưa gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. Tại miền Nam, giá dăm dự kiến giảm 20 – 50 nghìn đồng/tấn khi các đơn vị thương mại xuất khẩu đồng loạt ra thông báo đều chính giá sau. Giá xuất khẩu có thể ổn định trong tháng 9.
VI. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG KHÁC
Thị trường bột gỗ cứng Trung Quốc giao ngay tuần 38/2024 (16/09 – 20/09): Thiếu sự nhiệt tình mua hàng
Lợi nhuận của các công ty giấy thành phẩm ở Trung Quốc chưa được cải thiện, trong khi giá bột giấy nhập khẩu cao khiến nhu cầu mua bột gỗ vẫn yếu. Lượng hàng tồn kho ở mức trung bình, sự nhiệt tình trong việc thu mua hàng không cao.
Tính đến ngày 12/09, lượng tồn kho bột giấy ở các cảng Trung Quốc là 1.878 triệu tấn, giảm 1.3% so với cuối tuần trước. Trong đó, tồn kho tại cảng Qingdao là 1.152 triệu tấn, giảm 3.3% và tại cảng Changshu là 580 nghìn tấn, tăng 1.9%.
Xu hướng tuần tới: Lượng tồn kho bột giấy tại Trung Quốc có chiều hướng giảm, hoạt động mua bán trên thị trường chưa có nhiều sự nhiệt tình. Kỳ vọng giá bột giấy kỳ hạn tăng có thể hỗ trợ giá bột giấy giao ngay cải thiện trong thời gian tới.
Nhập khẩu bột giấy của Trung Quốc trong tháng 8/2024 là 2.8 triệu tấn, tăng 20.7% so với tháng trước và giảm 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu bột giấy luỹ kế của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 8 là 22.964 triệu tấn, giảm 2.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu dăm gỗ vào Hàn Quốc tăng nhẹ
Vào tháng 8/2024, khối lượng dăm gỗ nhập vào Hàn Quốc khoảng 78.8 nghìn tấn, tăng 1.7% so với tháng trước và tăng 1.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
TÔN TRỌNG – TẬN TÂM – TÍNH CAM KẾT
Công Ty Cổ Phần Phát triển LEC Việt Nam
Email: info@lecvietnam.com
Website: https://lecvietnam.com/