CƠ HỘI VÀ RỦI RO CỦA NGÀNH GỖ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

   Trong cuộc chiến thương mại đầy căng thẳng Mỹ – Trung, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích luôn là những rủi ro rình rập. Vậy thực chất, trong cuộc chiến thương mại đang leo thang này. Ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt được những cơ hội và rủi ro như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này để có được cho mình những thông tin chính xác nhất nhé!

Cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang trên đà leo thang như hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có được những cơ họi cho ngành gỗ như sau:

  • Nguồn gỗ Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Mỹ (chủ yếu) và Trung Quốc. Nhằm lấp đi các lỗ hổng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 cường quốc hình thành bởi cuộc chiến này.

  • Từ nửa cuối năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ Việt Nam sang Mỹ tăng rất nhanh. Kể từ khi mức thuế áp dụng cho các mặt hàng gỗ được Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ và chiều ngược lại bắt đầu leo thang.
  • Khi cuộc chiến này vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Vì Chính quyền của Tổng thống Trump có thể tiếp tục áp mức thuế mới lên gói hàng hóa trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc ngành gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong tương lai.
  • Với các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là nhóm mặt hàng đồ gỗ có giá trị gia tăng cao. Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Đẩy tỉ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỉ trọng của các mặt hàng nguyên liệu gỗ.

  • Ngoài việc hưởng lợi ích thông qua việc mở rộng các đơn hà mới từ Mỹ. Mà còn có cơ hội mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào ngành.
  • Với các lợi thế như: nhân công giá rẻ, thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng, gần với các cảng nước sâu. Việt Nam đã trở thành điểm đến mới cho các dự án đầu tư vào ngành gỗ. Với các đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn của Trung Quốc và từ các quốc gia khác có hoạt động sản xuất tại quốc gia này.
  • Gia tăng đầu tư FDI vào ngành gỗ trực tiếp góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách.

Rủi ro của ngành gỗ Việt Nam
Ngoài những cơ hội như trên, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cùng đem theo những rủi ro như sau:

  • Đối với các dự án đầu tư FDI, đặc biệt là các dự án có nguồn vốn từ Trung Quốc đăng ký tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đây có thể là chiến lược của các công ty của Trung Quốc để né thuế xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
  • Ngoài ra, nếu không có các cơ chế kiểm soát tốt về chất lượng các dự án đầu tư. Gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể dẫn đến hệ lụy về môi trường như các chuyên gia đã cảnh báo.

  • Rủi ro từ các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ hình thành nếu các sản phẩm từ Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, qua sơ chế hoặc không qua sơ chế, lấy chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào Mỹ nhằm né thuế. Đây là hành vi gian lận thương mại có thể gây ra những tổn hại lớn cho ngành gỗ Việt Nam.
  • Gia tăng thâm hụt trong cán cân thương mại, bao gồm cả thâm hụt trong thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Mỹ. Cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro mới cho Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.

Trên đây là tổng quan về những cơ hội và rủi ro của ngành gỗ Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hiện nay. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với các chuyên gia LEC Việt Nam để được hỗ trợ và giải đáp tốt nhất nhé!

LEC Việt Nam hiện là đơn vị xuất – nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm chiến lược: dăm gỗ, viên nén gỗ, và nông sản như tinh bột sắn, mỳ lát, đậu tương, đậu xanh,… Cùng với đó, chúng tôi sở hữu hệ thống hạ tầng và trang thiết bị hiện đại tại ba miền Bắc – Trung – Nam. LEC Việt Nam luôn đồng hành và là đối tác tin cậy, giúp khách hàng tiếp cận nguồn hàng chất lượng và tối ưu chi phí. Hãy liên hệ với LEC Việt Nam ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

TÔN TRỌNG – TẬN TÂM – TÍNH CAM KẾT

Công Ty Cổ Phần Phát triển LEC Việt Nam
Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hotline: (+84) 909 800 136
Email: info@lecvietnam.com
Website: https://lecvietnam.com/