Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực khá rộng, để hiểu rõ về mảng này, một bài viết là không thể nào gói gọn hết được. Vì vậy, trong bài viết này các chuyên gia của LEC Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
Nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán về Việt Nam. Sau đó sẽ bán nội địa hoặc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất. Ví dụ như: nhập khẩu quần áo từ Đài Loan về Việt Nam để bán tại các cửa hàng; nhập khẩu thịt bò từ Nhật để bán tại các siêu thị hay cửa hàng lớn tại Việt Nam,…
Các loại hình của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:
Sau khi kiểm tra được loại hình nhập khẩu của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam của bạn. Bước tiếp theo, bạn cần phải kiểm tra xem hàng hóa bạn nhập khẩu có thuộc hàng hóa cấm nhập hoặc xin giấy phép hay không.
Những câu hỏi thường xuất hiện mỗi khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam thường là:
Tại sao cần phải tìm hiểu mặt hàng nhập khẩu có thuộc hàng cấm nhập khẩu không? Lý do là để tránh nhập phải mặt hàng cấm hoặc là không đủ thời gian xin giấy phép. Hay không kịp thời gian để công bố chất lượng trước khi nhập hàng về.
Do đó, khi quyết định nhập khẩu bất cứ một mặt hàng nào đó vào Việt Nam. Việc bạn cần cẩn trọng với việc xin giấy phép (nếu có) khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Sau khi đã hoàn thành bước kiểm tra, nếu mặt hàng mà bạn nhập khẩu không bị cấm. Không cần giấy phép hoặc có thể thu xếp được giấy phép thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
Bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam chính là ký kết hợp đồng mua hàng. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như sau:
Ngoài ra, còn một số điều khoản quan trọng khác như:
Đến bước này, giữa hai bên sẽ thu xếp vận chuyển hàng theo điều kiện đã thỏa thuận. Ngoài ra, trong hợp đồng sẽ được ghi rõ trách nhiệm cụ thể của mỗi bên.
Có hai loại điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến là CIF và FOB. Trong đó CIF là hình thức người bán thuê công ty vận tuyển (hãng tàu) và mua bảo hiểm hàng, đưa hàng đến cảng dỡ.
Còn đối với hình thức FOB, bạn sẽ tự thu xếp chặng vận tải biển và mua bảo hiểm cho hàng. Một điểm đáng lưu ý đối với 2 hình thức này là trách nhiệm của người bán hàng sẽ đều chấm dứt khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp.
Bước tiếp theo trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam chính là làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF. Nhà nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Đối với công việc này, bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
Còn nếu hàng hóa của bạn được nhập vào với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng về kho cho bạn. Và để thực hiện được công việc này, bạn phải cung cấp được những chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.
Để thực hiện được bước làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa. Bạn cần phải có bộ chứng từ để làm được hồ sơ hải quan. Thông thường, sau khi hàng của bạn được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài. Người bán hàng sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:
Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc kê khai hải quan qua các phần mềm hải quan điện tử. Sau đó, bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem đến chi cục hải quan. Tùy theo kết quả truyền tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ mà bộ chứng từ đầy đủ như trường hợp tờ khai luồng vàng. Trong trường hợp luồng vàng, hồ sơ hải quan sẽ bao gồm:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn đem hồ sơ đến chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan. Tiếp theo, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi.
Bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho. Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn phải chuẩn bị và bố trí các phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.
Thông thường chủ hàng có thể thuê xe container hoặc xe tải nhỏ và chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Tiếp theo, đơn vị vận tải sẽ vào cảng hoặc kho CFS để làm nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn.
Những thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm thực sự sẽ không hề dễ dàng cho việc thực hiện. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến các công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng hóa. LEC Group hiện nay luôn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Hãy liên hệ với LEC Group ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!
Địa chỉ: Đường số 4, khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Văn phòng đại diện: số 28 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: (+84) 938 588 136 & (+84) 909 800 136.
Email: info@lecvietnam.com & thao.nguyen@lecvietnam.com
Website: https://lecvietnam.com/
Hoạt Động Mới Nhất
Lec Group
Tel: 0254. 3897 789
Hotline: (+84) 901 388 136 & (+84) 909 800 136
Email: info@lecvietnam.com
Trụ sở chính: Đường số 4, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
Văn phòng đại diện TP.HCM: Tòa nhà The Galleria Metro 6, 59 Xa Lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Hà Nội: Tầng 9, Phòng 3B+4, Tòa Charmvit Tower, 117 Đ. Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Văn phòng Đà Nẵng: Số 06 Đường Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Chi nhánh miền Bắc: Cảng Phúc Sơn, Xã Kim Lương, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương
Mr. Richard Seth
Đại diện của LEC GROUP tại Indonesia
Hotline: (+62) 21- 30053614 & (+62) 815 9212190
Email: richardseth@lecvietnam.com
Địa chỉ: PT Indo Globex Worldwide , Axa Tower 45th Floor , Jl.Dr Satrio Kav 18, Jakarta Selatan 12940 Indonesia.
Mr. Mike Raj
Đại diện của LEC tại Singapore
Hotline: (+00) 65 9018 4988.
Email: mike@lecvietnam.com
Địa chỉ: 6 Raffles Quay, Singapore 048580
Comments